Nhiều doanh nghiệp cho rằng với sản phẩm/dịch vụ đủ mạnh đã có thể giữ chân khách hàng một cách tự nhiên mà không cần triển khai các hoạt động khác thì bạn thực sự đã nhầm. Sự thật phũ phàng là sớm hay muộn thì khách hàng cũng sẽ rời bỏ doanh nghiệp bạn sang đối thủ cạnh tranh nếu không có bất cứ động thái chăm sóc nào khác. Nếu “ngừng giao tiếp” khách hàng sẽ cảm thấy rằng bạn không còn quan tâm đến họ nữa.
Chiến lược giữ chân khách hàng có thể được triển khai ở bất kỳ giai đoạn nào của hoạt động mua sắm và được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau.
1. Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp
Sở hữu dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp là một trong những nghệ thuật giữ chân khách hàng quan trọng nhất. Dịch vụ khách hàng tác động trực tiếp đến việc đưa ra quyết định khiến khách hàng có quay trở lại với thương hiệu hay không.
Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã tạo ra một kết nối cá nhân hơn với mỗi khách hàng. “Đừng để khách hàng một mình” vì bạn không thể chắc rằng trong lần tiếp xúc đầu tiên bạn đã đủ tạo ra ấn tượng với khách hàng. Hãy khuyến khích lòng trung thành từ khách hàng bằng cách chia sẻ những điều họ quan tâm, tương tác với khách hàng với tần suất hợp lý.
Một số chiến lược về dịch vụ khách hàng thể hiện sự chuyên nghiệp mà doanh nghiệp có thể áp dụng như:
• Tận tâm với sự hài lòng từ khách hàng
• Phản hồi khách hàng ngay lập tức khi có vấn đề cần hỗ trợ
• Chủ động nhận trách nhiệm, không đổ lỗi
• Đảm bảo thực hiện những điều đã cam kết
• Đưa ra chính sách hoàn trả tốt
• Đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động
Với dịch vụ khách hàng chất lượng sẽ xây dựng được một lượng khách hàng trung thành quay trở lại. Đó là một trong những chiến lược duy trì quan hệ khách hàng mà doanh nghiệp cần áp dụng.
2. Cá nhân hóa để thúc đẩy nhu cầu khách hàng
Sử dụng đòn bẩy là một chiến lược duy trì quan hệ khách hàng tuyệt vời để áp dụng nhằm đảm bảo doanh nghiệp giữ chân khách hàng lâu nhất có thể. Hãy đưa ra chiến lược cá nhân hóa để thúc đẩy nhu cầu khách hàng. Họ sẽ cảm thấy cực kỳ ấn tượng khi họ có cảm giác mình là người “đặc biệt”.
Từ lịch sử giao dịch của khách hàng, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân loại khách hàng, xác định đối tượng, tính cách, chân dung khách hàng, thói quen và nhu cầu mà khách hàng có để đưa ra cách thức tiếp cận phù hợp với từng khách hàng. Bằng cách nhận diện khách hàng ngay khi họ bước vào cửa hàng, tìm hiểu về lịch sử mua sắm của khách hàng để tư vấn những sản phẩm phù hợp, đúng với nhu cầu và thói quen mua sắm của họ.
Với cách tiếp cận này doanh nghiệp hoàn toàn có thể quản lý hành trình mua sắm của khách hàng thành viên, nhận biết dấu hiệu khách hàng rời bỏ dựa trên tỷ lệ mua hàng để tối ưu trải nghiệm khách hàng.
3. Cung cấp ưu đãi cho lần trở lại
Khi khách hàng rời khỏi cửa hàng của bạn họ sẽ gặp rất nhiều cám dỗ từ bên ngoài và không có gì chắc chắn rằng họ sẽ quay trở lại. Việc cung cấp ưu đãi cho lần trở lại của họ sẽ giúp khách hàng thấy rằng bạn luôn chờ đợi họ quay trở lại và cung cấp nhiều giá trị hơn cho họ trong lần quay trở lại đó. Bạn có thể làm điều đó bằng cách tặng voucher giảm giá trong những lần mua hàng tiếp theo. Điều này sẽ thôi thúc hành vi quay lại của khách hàng.
4. Nắm bắt cơ hội từ những lời phàn nàn/khiếu nại
Có một thực tế rằng khi khách hàng không hài lòng về sản phẩm/dịch vụ họ thường không lên tiếng và âm thầm rời bỏ thương hiệu đó. Trong trường hợp tiếp nhận những lời phàn nàn, đánh giá không tốt từ khách hàng mà không có động thái giải quyết chính là doanh nghiệp đã tự làm mất đi khách hàng của chính mình. Hãy đảm bảo rằng những lời phàn nàn, khiếu nại của họ sẽ được lắng nghe và giải quyết một cách tích cực để tạo ra sự thay đổi cần thiết.
Lắng nghe chính những lời phàn nàn của khách hàng như một chiến lược giữ chân khách hàng tuyệt vời. Doanh nghiệp thông qua đó giải quyết vấn đề và cho khách hàng biết rằng mình đang thực sự nỗ lực cải thiện vấn đề. Đó chính là một nghệ thuật giữ chân khách hàng của chính mình.
5. Khảo sát, thăm dò ý kiến khách hàng
Nhiều doanh nghiệp thường bỏ quên và không nhận ra giá trị của hoạt động khảo sát và lấy ý kiến khách hàng. Đây là một hoạt động nên được sử dụng thường xuyên, triển khai trước và sau khi khách hàng hoàn tất chu trình mua sắm sản phẩm/dịch vụ. Từ đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt được thông tin rằng sản phẩm/dịch vụ của mình đã giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng, sẽ có cái nhìn chuyên sâu về cảm nhận, mong muốn của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Đây là một trong những chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.
6. Chương trình quảng bá sản phẩm
Hoạt động quảng bá sản phẩm thường là những chương trình tiếp thị được thực hiện liên tục hoặc định kỳ, từ đó doanh nghiệp sẽ thể hiện được chiến lược duy trì khách hàng vững chắc. Một số chương trình quảng bá sản phẩm phổ biến như: Chương trình hoàn tiền mua sắm cho khách hàng, các chương trình giảm giá/khuyến mãi, chương trình tích điểm nhận thưởng, chương trình mua – tặng, chương trình bốc thăm, quay số,….
Hãy thử nghiệm các hoạt động khác nhau để cân nhắc hình thức quảng bá sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp của bạn nhất để giữ chân và nâng cao lòng trung thành của khách hàng.
Nếu khách hàng mới là dấu hiệu của sự tăng trưởng trong kinh doanh thì việc giữ chân khách hàng cũ là cơ hội để doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận trong dài hạn. Doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng.
Liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 19003009 hoặc website https://torog.vn/ để bắt đầu sử dụng dịch vụ.